Những hiểu biết về nấm Đông trùng hạ thảo
Các loại nấm Đông trùng hạ thảo quả thể
Đông trùng hạ thảo trong tự nhiên có nhiều loại, phổ biến hơn cả là nấm Đông trùng hạ thảo có tên khoa học trong tiếng Anh là: Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris.
Nấm Cordyceps sinensis trong tự nhiên thường mọc ở độ cao trên 3.000m, ở vùng Tây Tạng hay trên dãy núi cao Hymalaya, nấm Ophiocordyceps sinensis thường sinh trưởng ký sinh trên xác con trùng chết, theo tiếng Hán – Việt gọi là Đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo quả thể trong tự nhiên
Do đặc tính khí hậu, thổ nhưỡng và giá trị dược liệu quý cho sức khỏe, nên nấm Đông trùng hạ thảo quả thể mọc tự nhiên ở Tây Tạng là nổi tiếng hơn cả về độ quý hiếm.
Như vậy, xác con trùng chỉ là môi trường để cây nấm Đông trùng hạ thảo sống ký sinh, hút dưỡng chất từ sự phân hủy của con trùng chết và các chất hữu cơ xung quanh được chuyển hóa và nuôi nấm phát triển, hoàn toàn không có “con nào” gọi là “con Đông trùng hạ thảo” hay có loài nào “nửa con – nửa cây” như sự tưởng tượng của một số người hiểu sai về nấm Đông trùng hạ thảo.
Nắm bắt nhu cầu thị trường, một số sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo quả thể được nuôi cấy, có nguồn gốc từ Tây Tạng, Bhutan được bán với giá cao, tuy nhiên, cần phân biệt sản phẩm nuôi cấy và sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Vì sản phẩm tự nhiên rất quý hiếm và gần như đã được khai thác cạn kiệt.
Nếu không hiểu kỹ, khách hàng có thể nhầm lẫn và chọn mua phải sản phẩm có giá cao quá mức so với giá trị thật, nguồn gốc của sản phẩm. Một số sản phẩm Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy ở Tây Tạng, Buhtan,…có hình dạng tương tự Đông trùng hạ thảo quả thể trong tự nhiên, nếu không phải là những chuyên gia có hiểu biết về nấm Đông trùng hạ thảo thì rất khó phân biệt đâu là sản phẩm tự nhiên, đâu là sản phẩm được nuôi cấy.
Đông trùng hạ thảo quả thể được nuôi cấy có hình dạng tương tự Đông trùng hạ thảo quả thể trong tự nhiên
Trong khi đó, sản phẩm đế Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy ở Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc… là chủng nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) dạng quả thể.
Đông trùng hạ thảo quả thể được nuôi cấy theo đế
Qua khảo sát của các nhà khoa học và giới chuyên môn, đa số đối tượng khi được hỏi đều có cách nghĩ sai lầm khi cho rằng nấm Đông trùng hạ thảo là một loài “nửa con, nửa cây”, nên trên thị trường mới có những dòng sản phẩm được lai ghép với nhộng tằm hoặc các loài côn trùng khác nhằm đáp ứng nhu cầu và tâm lý của khách hàng - trong khi họ chưa có sự hiểu biết sâu rộng về nấm Đông trùng hạ thảo.
Do thị trường có nhiều loại nấm Đông trùng hạ thảo với giá cả khác nhau, thông tin để tìm hiểu về đặc tính sinh học và dược học của nấm Đông trùng hạ thảo cũng hết sức “mơ hồ” nên đã có những quảng cáo quá mức. Từ một loài nấm có tác dụng tốt cho sức khỏe, được y học Phương Đông thừa nhận hàng ngàn năm qua trở thành những câu chuyện bát nháo trên thị trường về sản phẩm thật – giả, đắt – rẻ, công dụng đến cách thức sử dụng và tác dụng với sức khỏe.
Nấm Đông trùng hạ thảo được lai ghép với nhộng tằm
Tóm lại, nấm Đông trùng hạ thảo dạng quả thể ở trong tự nhiên hay nuôi cấy đều có tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên ở các môi trường và mức độ phát triển khác nhau, các loại nấm khác nhau, công nghệ nuôi cấy khác nhau sẽ cho các chỉ số các hoạt chất và tác dụng khác nhau.
Các loại nấm Đông trùng hạ thảo được làm giả, được kích hoạt hoặc âm ủ bằng các chất hóa học, đơn chất mang yếu tố nhân tạo sẽ không những không có lợi cho sức khỏe mà còn có thể gây hại và gây ra các nguy cơ bệnh tật phát sinh khi sử dụng. Do vậy, khi sử dụng, khách hàng nên có kiến thức về nấm Đông trùng hạ thảo và chọn đúng sản phẩm theo nhu cầu, phù hợp giá trị chất lượng của sản phẩm và giá tiền.